Archive for tháng 9 2015

Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?

Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?

Nếu bạn là một người ngoại đạo trong việc làm game, và không biết bắt đầu từ đâu để trở thành một nhà phát triển game mobile thì đây sẽ là một vài chỉ dẫn để bạn bắt đầu niềm đam mê của mình.

Bắt đầu từ đâu?

Ai cũng ghét phải học những mớ lí thuyết nhàm chán trên giảng đường đại học, nhưng đó lại là cách nhanh nhất để bạn nắm được các kiến thức cơ bản. Những kiến thức ấy là bước đệm cho sự nghiệp của bạn sau này. Vấn đề đặt ra chỉ là, bạn chọn xuất phát điểm là lập trình Androidlập trình iOS hay Window Phone mà thôi.
Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?
Android là một hệ điều hành mở và được lựa chọn bởi rất nhiều người mới vào nghề. Chỉ với 25$ cho một tài khoản là ứng dụng của bạn đã có thể được đến với cộng đồng người dùng đông đảo. Quá trình kiểm duyệt nội dung, bản quyền cũng “dễ thở” hơn.
Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?
Ngược lại, với iOS, bạn nhất định phải có Macbook và Iphone vốn có giá thành không rẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn iOS cũng sẽ đem lại cho bạn những ưu điểm nhất định. Hiện nay, hệ thống quảng cáo (promote) cho ứng dụng mới, đặc biệt là miễn phí trên Appstore được đánh giá cao hơn rất nhiều Android. Ứng dụng của bạn sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện trên màn hình di động của người dùng hơn.
Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?
Còn với WindowPhone, lượng người dùng hạn chế khiến phát triển ứng dụng game online cho hệ điều hành này vẫn chỉ dừng lại ở mức tiềm năng tại Việt Nam.
Khó khăn gặp phải là điều gần như chắc chắn xảy ra, vì thế những kiến thức cơ bản bạn tự mình học được là chưa đủ. Trao đổi trên các diễn đàn, tìm đến sự trợ giúp của những bậc đàn anh hoặc đồng nghiệp là rất cần thiết trong quá trình phát triển ứng dụng. Hiện nay, Android.vn là một địa chỉ đáng tin cậy. Ngoài ra, vô số trang web nước ngoài cũng là nguồn thông tin vô giá nếu bạn có đã trang bị sẵn cho mình vốn tiếng Anh khá.

Có nên tạo ứng dụng Clone hay không?

Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?
Hiện nay, việc clone (hay nói một cách đơn giản hơn là copy) một phần ứng dụng thành công, sau đó thêm ý tưởng sáng tạo của bản thân vào để có được ứng dụng mới là hướng đi rất nhiều người đang theo đuổi. Đầu tiên, hành vi clone trong phát triển mobile hoàn toàn không phải là hành vi xấu giống như tôi và rất nhiều người ngoại đạo khác từng nghĩ. Thông qua quá trình này, bạn hoàn toàn có thể nâng cao trình độ của mình, tìm đến các kĩ thuật, cách giải quyết vấn đề mới.
Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?
Tuy nhiên, nguy cơ về bản quyền cũng không nhỏ đối với các sản phẩm Clone. Gần đây, Google và Apple đã siết chặt quản lý và ngay lập tức, bạn có thể thấy các tựa game ăn theoFlappy Bird của Nguyễn Hà Động đã bị gỡ bỏ. Hệ thống phát hiện bản quyền này có phần nào đó giống với Youtube. Việc upload lại một bài hát hay video đã đăng ký bản quyền sẽ dẫn đến việc xóa bỏ tài khoản, nhưng nếu bạn làm một dạng clip Parody thì chẳng vi phạm quy định nào cả. Cũng giống như vậy,  khi Clone, đừng để âm thanh và hình ảnh lặp lại quá nhiều mà hãy thay đổi một cách phù hợp. Còn lại, các tính năng độc đáo bạn hoàn toàn có thể vay mượn để làm ứng dụng của mình thêm phong phú.

Lấy đâu ra ý tưởng sáng tạo?

Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?
Hàng triệu ứng dụng đã ra đời, làm sao bạn có thể tìm được chỗ đứng cho mình? Nếu như đang thiếu ý tưởng, hãy dùng ngay Appstore và Googleplay để tìm ra hướng đi. Qua danh sách các ứng dụng phổ biến, bạn có thể tìm ra ngay thị hiếu của người dùng. Hãy chọn những loại ứng dụng có thị trường lớn, cần thiết trên di động và có thể được sử dụng thường xuyên và quan trọng hơn cả là nằm trong khả năng xử lý của bản thân. Sau khi đã tìm ra hướng đi, hãy sử dụng google để xác định xem đã có nhiều ứng dụng khai thác hướng đi đó chưa, từ đó xác định đối thủ cạnh tranh.
Học lập trình Android và viết ứng dụng game có thực sự khó?
Tất nhiên, tất cả những gì tôi trình bày ở trên mới chỉ là lí thuyết. Tôi xin kết thúc bài viết này bằng lời chia sẻ của anh Nguyễn Đình Anh, iOS Developer-IT Lecture tới những người đã và đang theo đuổi niềm đam mê phát triển mobile tại Việt Nam: “Phát triển di động ở Việt Nam không khó khi số lượng thiết bị smartphone tăng cao cộng thêm thói quen sử dụng của người dân đang thay đổi theo hướng tích cực. Hãy dám liều khi theo đuổi sự nghiệp này và bạn sẽ thành công”
Theo Game4s
Tag : ,

Những cuốn sách yêu thích của các thủ lĩnh công nghệ thế giới

Những cuốn sách yêu thích của các thủ lĩnh công nghệ thế giới

Đây là những cuốn sách được yêu thích và thường được khuyên đọc bởi những nhân vật có tiếng trong làng công nghệ.

Những nhân vật thành công và nổi tiếng không bao giờ ngừng đọc bởi việc phát triển nhân cách quan trọng không kém sự chăm chỉ trong công việc để dựng lên một công ty thành công hay phát triển một sản phẩm tuyệt vời. 

Dưới đây là những cuốn sách mà các nhân vật có tiếng trong làng công nghệ yêu thích và khuyến khích nhiều người đọc chúng.

1. The Remains of the Day - Kazuo Ishiguro

sach1-c111e

Người sáng lập kiêm CEO Amazon liệt kê cuối The Remains of the Day của tác giả Kazuo Ishiguro trong danh sách những cuốn sách mà mình yêu thích nhất. Jeff Bezos chia sẻ cuốn sách truyền đạt đến người đọc nhiều điều hay về cuộc sống và sự hối hận. Ngoài ra, một cuốn sách khác mà Jeff yêu thích là The Effective Executive (Peter Drucker) với nội dung liên quan đến quản trị và kỹ năng đưa ra quyết định.

2. The End of Power - Moises Maim

sach2-c111e

Mỗi năm, Mark Zuckerberg đều đặt ra cho mình một thử thách để thực hiện xuyên suốt trong 365 ngày. Năm nay, mục tiêu của "cha đẻ" Facebook là đọc một cuốn sách mỗi tuần. The End of Power (Moises Maim) với nội dung liên quan đến sự thay đổi của việc lãnh đạo trong suốt 100 năm qua là cuốn sách đầu tiên Mark chọn đọc trong năm 2015.

3. The Innovator's Dilemma - Clayton Christensen

sach3-c111e

Năm 2008, Steve Jobs từng khẳng định sản phẩm máy đọc sách Kindle của Amazon sẽ thất bại bởi người Mỹ "không còn có thói quen đọc nữa", dù vậy, bản thân Steve Jobs lại là một người thích đọc sách.

Một trong những cuốn sách để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc lên vị CEO quá cố của Apple là The Innovator's Dilemma của tác giả Clayton Christensen. Cuốn sách có nội dung xoay quanh những sự thay đổi của công nghệ.

4. Completing Against Time - Jr. George Stalk

sach4-c111e

Completing Against Time là cuốn sách được Tim Cook yêu thích đến mức ông thường tặng nó cho đồng nghiệp và thường khuyên nhân viên mới vào làm đọc nó.

5. Napoleon - Vincent Cronin

sach5-c111e

Cuốn sách viết về cuộc đời Napoleon của Vincent Cronin đã truyền nhiều cảm hứng cho cựu CEO hãng Oracle Larry Ellison. Ông chia sẻ cuốn sách này nói về cách một người đàn ông đạt được những điều vĩ đại.

6. The Charisma Myth - Olivia Fox Cabane

sach6-c111e

Được biết bởi một chuyên gia khoa học hành vi và huấn luyện lãnh đạo, The Charisma Myth nhận được sự ủng hộ của nữ CEO xinh đẹp của Yahoo! Marissa Mayer. Nội dung mà cô yêu thích ở cuốn sách này nằm ở chỗ nó hướng dẫn bạn đọc sử dụng niềm tin, uy tín để chinh phục người khác.

7. Business Adventures - John Brooks



Một trong những cuốn sách mà Bill Gates khuyên đọc là Business Adventures, tổng hợp 12 câu chuyện từ những năm 70 của thế kỉ trước diễn ra trên Phố Wall. Ngoài ra, vị "cha đẻ" của Microsoft ham mê đọc sách này còn thích cuốn tiểu thuyết The Catcher in the Rye (tựa tiếng Việt: Bắt trẻ đồng xanh) của tác giả J. D. Salinger.

8. The Art of Happiness - Dalai Lama

sach8-c111e

Jeff Weiner, CEO LinkedIn, chia sẻ anh đã học được ý nghĩa thực sự của hạnh phúc nhờ cuốn sách The Art of Happiness, viết bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma.

9. Lean In - Sheryl Sandberg

sach9-c111e

Cuốn sách mà COO Facebook Sheryl Sandberg khuyên đọc chính là Lean In do bà viết với sứ mệnh cổ động phái nữ đứng lên nắm các vị trí lãnh đạo trong thời đại mới. Ngoài ra, Sheryl cũng rất thích đọc cuốn A Short Guide of a Happy Life với nội dung xoay quanh vai trò của phụ nữ và sự tự nhận thức của họ.

10. Playing to Win: How Strategy Really Works - A.G. Lafley

sach10-c111e

Playing to Win là cuốn sách mà CEO HP Meg Whitman yêu cầu nhân viên của mình đọc bởi bà tin rằng những lời khuyên về lập ra và theo đuổi chiến lược mà nó đưa ra là yếu tố then chốt để đi tới thành công.

11. My Inventions: The Autobiography of Nikola Tesla - Nikola Tesla

sach11-c111e

Larry Page, người đồng sáng lập Google, thích tìm cảm hứng từ câu chuyện của những người nổi tiếng và Nikola Tesla là một trong số đó. Trong trường hợp bạn chưa biết, Nikola Tesla là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serbia. Ông đặc biệt có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực như điện và từ trường.

12. The Checklist Manifesto: How to Get Things Right - Atul Gawande

sach12-c111e

Người sáng lập Twitter và Square Jack Dorsey thường khuyên nhân viên mới đọc cuốn The Checklist Manifesto: How to Get Things Right. Anh cùng thường sử dụng các trích dẫn từ trong cuốn sách này. The Checklist Manifesto: How to Get Things Right được cho là sẽ mang đến cho bạn đọc một danh sách những điều cần làm đơn giản để đối đầu với những tình huống rắc rối.

(Tham khảo: Inc)
 
Theo
 T. Sơn / Trí Thức Trẻ
Tag : ,

Lập trình viên và bí quyết trở thành Doanh nhân

Lập trình viên và bí quyết trở thành Doanh nhân 
Lập trình viên là một nghề thú vị. Nếu bạn là người lập trình khá, bạn có mức thu nhập cao so với mức trung bình xã hội, thời gian làm việc thoải mái. Trong suốt quá trình làm việc của mình, tôi được gặp gỡ các bạn làm lập trình ở FPT, VNPT, Viettel, ở các ngân hàng, công ty chứng khoán, họ đều muốn thử sức một cơ hội lập một doanh nghiệp riêng, trở thành một người kinh doanh chịu trách nhiệm về thu nhập của chính mình. Rất nhiều người đã gặp thất bại trong quá trình chuyển đổi đó. Nhân đọc bài của IAN, giám đốc của Userspace, tôi bắt gặp được những điểm mà tác giả chia sẻ cũng phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Tôi xin góp nhặt ý của tác giả và những điều chỉnh của tôi cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Hy vọng 10 điều dưới đây có thể giúp các bạn lập trình viên đã, đang và sẽ có khao khát trở thành doanh nhân.
Start Up Branding Tips
1. Code chỉ chiếm 5% trong một doanh nghiệp
Khi bạn chuẩn bị làm một doanh nghiệp công nghệ, bạn dồn hết tâm trí để xây dựng sản phẩm và cập nhật các công nghệ mới nhất. Bạn dành nhiều thời gian để demo cho nhóm phát triển của mình về tương lai của công nghệ. Nhưng đầu tư về sản phẩm và công nghệ sẽ không có ý nghĩa nếu không có khách hàng nào biết đến, nếu bạn chưa biết làm marketing. Sản phẩm của bạn cũng không có ý nghĩa nếu bạn không biết làm việc với cơ quan thuế, và công ty bạn không thể hoạt động khi bị cơ quan thuế hành hạ vào cuối năm. Công ty bạn sẽ gặp trục trặc nếu không biết làm việc với cơ quan đăng ký bản quyền khi có tranh chấp với đối thủ cạnh tranh.Và theo những gì tôi quan sát được, thì khâu code cho sản phẩm của công ty kiểu này chỉ chiếm khoảng 5% so với tất cả các quy trình hoạt động của công ty.
2. Thiết kế cần được coi trọng hơn cả đối thủ cạnh tranh
Bạn cần thiết kế sản phẩm đẹp. Lập trình viên luôn muốn mọi thứ đơn giản như file text với phông chữ cố định, điều này không đúng trong cuộc sống. Sản phẩm của bạn chỉ cần đẹp hơn đối thủ cạnh tranh. Một trang web bán điện thoại, chỉ cần đẹp hơn trang web bán hàng tương đương, không nhất thiết phải hoàn thiện như đại gia Amazon. Khi bạn đạt mục tiêu thiết kế đẹp hơn đối thủ cạnh tranh, khách hàng sẽ nhìn vào và so sánh, và sẽ phản hồi tích cực về sản phẩm của bạn. Nên nhớ, nhiều khách hàng luôn đánh giá sách đầu tiên là qua trang bìa.
3. Cần tính toán dài hơi hơn
Nhiều lập trình viên mong muốn chỉ tập trung viết code, nâng cấp version. Lập trình viên thích thú với việc tìm ra lỗi và sửa lỗi. Bạn cần biết rằng tiếp thị và bán hàng, là các công việc chiếm nhiều thời gian, từ 6 tháng tới 1 năm. Do đó cần lập kế hoạch để các công việc phát triển, tiếp thị, bán hàng đi song hành trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
4. Hãy chấp nhận sự thật là bạn không hiểu hết về người dùng và hãy hợp tác với họ
Lập trình viên thường là người hiểu rất rõ về máy tính và có thói quen tự mình xử lý các lỗi máy tính. Những lập trình viên mới tham gia các dự án với khách hàng thường giúp khách hàng cài đặt phần mềm, và tham gia giải quyết luôn các nghiệp vụ của khách hàng. Tôi chứng kiến có lập trình viên làm phầm mềm kế toán, tranh luận với dân kế toán về cách hạch toán tài khoản, lập trình viên phầm mềm chứng khoán muốn đưa ra điều kiện để chọn mã chứng khoán được vay. Lập trình viên không nên sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của người dùng mà tập trung vào kiến trúc của ứng dụng. Cần hiểu hết các nhu cầu của ngành để ra quyết định chức năng nào cần có trong sản phẩm, đưa ra lộ trình phát triển từng chức năng. Thấu hiểu khách hàng sẽ giúp giảm đầu tư thời gian và công sưc để làm các chức năng thừa. Không ai muốn làm một chức năng phần mềm mà cuối cùng không có ai dùng.
5. Hãy tôn trọng khách hàng
Nhiều lập trình viên bắt đầu công việc của mình hỗ trợ máy tính trong nội bộ các doanh nghiệp. Sự cố thường xuyên xảy ra cũng như sức ép phải hoàn thành công việc đúng hạn khiến nhiều lập trình viên có cảm giác được trả không tương xứng với nỗ lực. Nhiều người dùng đã phàn nàn về thái độ làm việc và ứng xử kém của các nhân viên IT nội bộ. Mang thái độ đó vào công việc kinh doanh của chính bạn sẽ mang lại sự thất bại. Phần mềm của bạn sẽ không thể thương mại hóa nếu vẫn giữ quan điểm phục vụ cũ. Bạn cần giữ được thái độ tôn trọng khách hàng khi họ có thể có một số đòi hỏi quá đáng. Bạn cần giữ im lặng khi mọi việc không trôi chảy trong khi chính bạn cũng không biết tại sao. Bạn cần tôn trọng khách hàng khi họ chọn đối thủ cạnh tranh và không cho bạn biết chức năng nào của sản phẩm họ không thích. Khi bạn biết tôn trọng khách hàng, sẽ có lúc, họquay trở lại. Và thực tế điều đó đã xảy ra.
6. Hãy thiết kế để dễ sử dụng, kể cả người dùng chuyên nghiệp cũng thích “dễ sử dụng”
Giao diện của sản phẩm cần đơn giản và dễ sử dụng, cho cả người dùng kinh nghiệm và người dùng mới. Ai cũng sẽ đánh giá cao tính dễ sử dụng của phần mềm. Một trong những điều quan trọng là thiết kế để những người dùng thử cũng có thể sử dụng được. Hãy thiết kế để cho người dùng thử chỉ cần vài phút, có thể hiểu và làm chủ phần mềm của bạn. Nếu không, họ sẽ thử sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
7. Để người lạ cho ý kiến vào dự án của bạn
Hãy thử dành thời gian để giới thiệu sản phẩm của bạn cho một người ngoài, và cho họ đánh giá sản phẩm của bạn, đặc biệt về giao diện người dùng. Người ngoài nhiều khi sẽ góp ý cho bạn nhiều ý tưởng mới. Và nó có thể là sự bắt nguồn nhiều tính năng mới cho sản phẩm trong tương lai của bạn. Nhiều khi bạn sẽ thấy ngạc nhiên về các ý tưởng của những người ngoài dự án vượt khỏi hình dung của bạn.
8. Đừng ngại loại bỏ chức năng
Là một lập trình viên, sẽ rất đau lòng khi bạn phải bỏ đi một chức năng của phần mềm mà bạn dành thời gian viết cả tuần hay cả tháng. Ra quyết định bỏ một đoạn code thật khó khăn. Đoạn code đó có thể có tiềm năng gây lỗi, hay đơn giản chức năng đó không được người dùng chấp nhận. Hãy mạnh dạn loại bỏ các đoạn code thừa nếu đó là việc phải làm.
9. Giữ bình tĩnh là một kỹ năng quan trọng
Lập trình viên luôn cảm thấy thiếu thời gian để hoàn thành các công việc. Nhiều việc dự kiến hoàn thành trong một hay hai ngày có thể chiếm hết cả tuần. Hãy học cách bình tĩnh và đừng lo lắng. Hãy tránh hứa với khách hàng ngày hoàn thành cũng như các chức năng. Hãy tránh hứa dự án sẽ hoàn thành trong một tháng nếu nó có thể mất 3 tháng để làm xong.
10. Hãy xem xét lại vấn đề như thể bạn học lại từ đầu Khi bắt đầu lập trình bạn đọc rất nhiều sách
Bạn đọc sách từ ngôn ngữ lập trình, thuật toán, về hệ điều hành. Bạn tham gia diễn đàn đọc các bài so sánh về các ngôn ngữ, các hệ điều hành. Khi chuyển sang làm kinh doanh, bạn cũng nên làm như vậy. Hãy đọc sách về thị trường bạn định hướng đến, về cách doanh nghiệp nhỏ hoạt động, về cách quản lý thời gian, và về cách quản lý nhóm. Bạn nên học các vấn đề này trước khi bạn bắt đầu viết mã cho sản phẩm của mình. Bạn sẽ tránh được nhiều sai lầm khiến bạn mất thời gian đầu tư công sức của mình.

Nguồn: Techinasia.
Tag : ,

Câu chuyện đáng đọc

Không có gì là không thể khi có lòng quyết tâm!!!
Đây là bài thi hùng biện của một học sinh người Ấn Độ. Tôi mong muốn rằng mọi người, tất cả mọi người đều luôn yêu đời, luôn sẵn sàng quyết tâm làm bất kì điều gì mình mong muốn.
Ai có thể đu đưa trên một chân suốt 34 tiếng không? Không thể nào được à?
Vậy mà quyển Kỷ lục Thế giới Guiness kể rằng N.Ravi ở Tamil Nadu, Ấn Độ, đã làm như thế vào năm 1982.

Một chiếc xe đạp có thể chở hơn ba người cùng điều khiển không? Không thể nào được à?
Mười sáu người Nhật đã làm vào năm 1984.

Có ai có thể viết tên bốn mươi quốc gia lên một hạt gạo được không? Không thể nào được!
Tsotomu Ishil ở Tokyo đã làm vào năm 1983.

Một người điếc có thể sọan nhạc và chỉ huy dàn nhạc không? Không thể nào được!
Beethoven đã làm việc này!

Một người phụ nữ vừa mù, vừa điếc, vừa câm từ lúc nhỏ, có thể nào trở thành nhà văn ở tuổi hai mươi và tốt nghiệp đại học với bằng danh dự ở tuổi hai mươi bốn không? Không thể nào được à?
Hellen Keller đã làm như thế!

Một ông già yếu sức, mắt kém, ăn mặc phong phanh có thể nào thách thức thế lực mạnh nhất thế giới, và chiến thắng không? Không thể nào được à?
Mahatma Gandhi đã làm được!

Tôi đọc về những con người này và cảm thấy kính phục. Tôi đọc về những con người này và cảm thấy ngạc nhiên. Tại sao từ điển chúng ta lại có từ "không thể được"?
Luôn luôn có một người dường như chứng tỏ cái không thể được thật ra là có thể. Tất cả những gì cần thết là muốn làm.Và điều quan trọng nhất là ý chí!

Tôi nhớ có một bài thơ cũ:
Nếu bạn nghĩ bạn thất bại, thì đúng bạn đã thất bại,
Nếu bạn nghĩ bạn không giám làm, thì bạn sẽ không giám làm,
Nếu bạn muốn chiến thắng nhưng bạn nghĩ bạn không thể,
thì chắc chắn bạn sẽ không chiến thắng.
Mọi kỳ công đều có không thể làm được khi mà người ta nghĩ rằng không thể làm được-khi mà người ta tin rằng không thể làm được.
Vậy không thể làm được chỉ là một suy nghĩ; nhưng suy nghĩ không thể nào mạnh hơn ý chí của ta.
Không có gì là không thể làm được nếu ta thật sự muốn làm-nếu ta có ý chí quyết tâm.
Và thành công trong bất kì lĩnh vực nào đều phụ thuộc vào ý chí muồn chinh phục lĩnh vực đó của ta.

Có nghĩa ba điều:
Thứ nhất ta phải có cái nhìn rõ ràng về điều mà ta muốn thực hiện,
Thứ hai, ta phải tin rằng ta có thể thực hiện được điều đó,
Và thứ ba, ta phải bắt đầu vào làm ngay!


Đối với người quyết chí làm, không có "ngày mai" mà chỉ có "hôm nay".
Không có "để sau" mà chỉ có "bây giờ".
Cho dù công việc lớn đến bao nhiêu, người quyết tâm sẽ bắt đầu ngay.
Bởi vì chuyến hành trình một ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi đơn giản.
Chỉ bằng cách quyết tâm bắt đầu, thì ta mới có thể chiến đấu với kẻ thù vô địch.
Chỉ có một trí óc cương nghị mới giám mơ những ước mơ không thể có.
Chỉ có người quyết tâm mới vươn đến các vì sao xa vời
"Chỉ có ý chí"

Và một mình ý chí mới có thể biến điều không thể trở nên khả thi.

Vạn sự khởi đầu nan
Quyết chí ắt làm nên
Tag : ,

Bị chê “rác”, Google bắt đầu chăm chút cho chợ ứng dụng trên Android

Ứng dụng của lập trình viên sẽ được Google đánh giá trước khi phát hành trên Google Play Store.
Từ trước đến nay, khi so sánh chợ ứng dụng trên Android (Google Play Store) với App Store của Apple, chúng ta không khó để nhận thấy hầu hết ý kiến đều nhận định App Store hơn hẳn Play Store một bậc về chất lượng ứng dụng. Nhờ sự đầu tư kĩ lưỡng từ Apple, các ứng dụng luôn phải qua một quá trình kiểm tra chất lượng trước khi được đưa lên App Store. Bên cạnh đó, do iPhone, iPad chỉ có một ít kích cỡ màn hình, nên ứng dụng iOS không gặp hiện tượng phân mảnh như trên Android vốn có quá nhiều mẫu mã, kích thước màn hình, độ phân giải.
Ở chiều ngược lại, chất lượng ứng dụng trên Android luôn bị đánh giá kém hơn iOS, thậm chí bị có thời điểm bị gọi là "rác" với rất nhiều app nhái, giả mạo, hay virus hoành hành. Thời điểm những ngày đầu tiên Play Store xuất hiện, Google thậm chí còn cho phép lập trình viên phát hành bất kì thứ gì họ thích mà không có quy định nào.
Giờ đây, Play Store đã trở thành một ngành kinh doanh với giá trị đạt 7 tỉ USD, đồng nghĩa với việc Google sẽ phải chăm chút hơn cho chợ ứng dụng của mình. Bên cạnh việc xóa bỏ các ứng dụng độc hại, hãng tìm kiếm mới đây công bố rằng sẽ áp dụng chương trình đánh giá các ứng dụng trước khi lập trình viên có thể đưa lên Play Store để người dùng tải về. Chính sách này được Google học hỏi từ chính đối thủ App Store và đã có hiệu lực từ vài tháng nay. Hãng tìm kiếm đã sử dụng các thuật toán, cũng như tiến hành can thiệp thủ công từ con người để loại bỏ các ứng dụng giả mạo, chất lượng kém.
Bên cạnh đó, Google còn giới thiệu một hệ thống đánh giá mới cho các ứng dụng Android. Hệ thống này sẽ giúp giải thích một cách rõ ràng ứng dụng và game nào thì phù hợp với nhóm tuổi nào. Google sẽ hợp tác với một hội đồng độc lập gồm các tổ chức ESRB, PEGI, USK, ClassInd, và Australian Classification Board để đưa ra các đánh giá. Ứng dụng trong hệ thống đánh giá này sẽ được phân thành các mục như: nội dung tình dục, nội dung bạo lực, ma túy, rượu và cờ bạc.
Mục tiêu của hãng tìm kiếm là giúp đỡ các lập trình viên xác định cụ thể đối tượng khách hàng cho ứng dụng, game mà họ viết ra. Với các khu vực không được hỗ trợ bởi hội đồng đánh giá ở trên, Google sẽ có một "hệ thống đánh giá chung, dựa trên độ tuổi". Hãng cũng yêu cầu lập trình viên phải đăng nhập vào Developer Console và hoàn thành bản câu hỏi đánh giá mới cho mỗi ứng dụng. Nếu ứng dụng nào không hoàn thành sẽ bị đánh dấu “Unrated” (chưa được đánh giá), và có thể bị khóa ở một số khu vực hoặc với một số người dùng.
Cuối cùng, bắt đầu từ tháng 5/2015, Google yêu cầu lập trình viên phải hoàn thành bản câu hỏi trogn Developer Console nếu muốn phát hành ứng dụng mới, cũng như tung bản update cho ứng dụng hiện có trên Play Store.
Theo ICTnews.
Tag : ,

- Copyright © HỌC LẬP TRÌNH ANDROID - Skyblue - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -