Archive for tháng 10 2015
ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH ANDROID DOANH NGHIỆP
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH ANDROID DOANH NGHIỆP
NIIT-ICT HÀ NỘI phối hợp với doanh nghiệp thiết kế chương trình đào tạo lập trình android với mục đích: giúp học viên nắm được quy trình phát triển một ứng dụng Android theo những quy trình phát triển chuẩn từ doanh nghiệp
1/ Tổng quan.
Khóa học lập trình android được NIIT-ICT nghiên cứu và biên soạn theo chuẩn quốc tế.
Khóa học lập trình android được NIIT-ICT nghiên cứu và biên soạn theo chuẩn quốc tế.
Android là hệ điều hành trên thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng…) được phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay. Kể từ khi được Google công bố vào tháng 10/2008, Hệ điều hành Android đã có những bước phát triển ngoạn mục, tới nay hệ điều hành Android đã trở thành hệ điều hành được yêu thích nhất với số lượng thiết bị di động sử dụng nhiều nhất so với các hệ điều hành khác. Hệ điều hành Android có nhiều ưu thế vượt trội như: HĐH mã nguồn mở, Ứng dụng được phát triển dựa trên nền tảng Java, hỗ trợ nhiều vi xử lý ngoài thiết bị di động.
Với trên 148 triệu thuê bao di động, trong đó 60% là giới trẻ, thị trường phát triển ứng dụng cho thiết bị di động, đặc biệt là trên nền Android hứa hẹn đầy tiềm năng tại Việt Nam. Trong xu thế phát triển đó, nhu cầu về đào tạo lập trình Android ngày càng cấp bách và tăng mạnh.
NIIT-ICT HÀ NỘI phối hợp với doanh nghiệp thiết kế chương trình đào tạo lập trình android với mục đích: giúp học viên nắm được quy trình phát triển một ứng dụng Android theo những quy trình phát triển chuẩn từ doanh nghiệp. Từ đó, học viên có thể tự mình biến các ý tưởng của mình thành các ứng dụng Android. Học viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự tin apply vào các doanh nghiệp phần mềm.
khóa học lập trình android
2. Thời lượng - Học phí
- Thời lượng: 54 giờ, 27 buổi.
+ 25 buổi học lí thuyết và thực hành.
+ 1 buổi thi, Tư vấn việc làm (Viết CV, Kinh nghiệm phỏng vấn).
+ 1 buổi bảo vệ đề tài (Bảo vệ dự án).
- Học phí: Liên hệ
- Lịch học: Học viên có thể lựa chọn các ca học: 2-4-6 hoặc 3-5-7 .
Các khung giờ: 17h30 – 19h30 hoặc 19h30 – 21h30.
3. Giảng viên.
Là Team Leader, Senior, Quản trị dự án có nhiều kinh nghiệm, đến từ các doanh nghiệp phần mềm lớn.
4. Yêu cầu kiến thức đầu vào
Học viên phải có kiến thức cơ bản về Java. (Trong quá trình học sẽ được hỗ trợ bổ sung Java).
Có kiến thức về: Lập trình hướng đối tượng.
Tiếng anh tốt là một lợi thế.
5. Nội dung khóa học: ( Hỗ trợ nếu bạn yêu cầu )
6. Lợi thế của khóa học:
- Phòng Lab hiện đại, đầy đủ tiện nghi với hệ thống máy tính cấu hình cao. Học viên được sử dụng thiết bị smart phone Android thật để thực hành.
- Học viên được học tập với sự hướng dẫn của những giảng viên có nhiều kinh nghiệm đến từ doanh nghiệp, được thực hành qua các dự án thực tế của doanh nghiệp.
- Học viên được hỗ trợ tham gia các kỳ thi chuyên môn cao như: Khởi nghiệp do VCCI tổ chức.
- Giảng viên sẽ hỗ trợ học viên tối đa trong khóa học, và sau khóa học sẽ có sự hỗ trợ, tư vấn trong công việc thực tế.
- Cuối khóa học, Học viên sẽ được NIIT-ICT HÀ NỘI hỗ trợ giới thiệu việc làm tới các đối tác doanh nghiệp liên kết với NIIT-ICT HÀ NỘI
7. Khả năng sau khóa học:
- Sử dụng thành thạo các công cụ lập trình như IDE (Eclipse, Android Studio), Source Control (SVN, Git), Team (Skype, MailGroup,…)
- Làm việc với các dự án lớn về Android tại các doanh nghiệp phần mềm lớn trong nước và nước ngoài.
- Làm việc với các thư viện ngoài, SDK lớn: Youtube, Facebook, Google Plus, Google Map, Vitamio, Volley, Image_loader_universal,..
- Tự phát triển được các ứng dụng, game Android: Tích hợp các hệ thống quảng cáo Google Admod, Start App,.. để kiếm doanh thu, hoặc tự đẩy các app, game lên các store để kinh doanh.
- Sản phẩm có thể làm:
8. Chứng chỉ:
Được NIIT-ICT HÀ NỘI cấp có giá trị trên toàn quốc.
Liên hệ: Ms Linh 0968 051 562/ 0974 999 616
Tag :
CONGNGHEMOI,
Lập trình - 10 bí quyết để trở thành một lập trình viên giỏi
10 bí quyết để trở thành một lập trình viên giỏi
Là một lập trình viên phần mềm làm việc trong ngành công nghiệp IT, thì thứ tạo ra động lực để chúng ta đến nơi làm việc mỗi ngày là những niềm vui và đam mê trong công việc lập trình. Nhưng để cho công việc đó trở nên là một niềm vui thích và đam mê vĩnh cửu thì một trong những điều bạn cần phải học là bám sát vào những thứ căn bản để giúp bạn trở thành một lập trình viên giỏi.
1. Làm việc từ những thứ căn bản nhất.
Điều này thì đúng cho bất kỳ ngành công nghiệp cũng như là công việc nào, việc hiểu rõ mọi thứ ở mức khái niệm là chìa khóa để thành công. Nếu không có một nền tảng về khái niệm vững chắc, thì anh ta (hoặc cô ta) sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành một lập trình viên giỏi được cả. Việc hiểu được những khái niệm cốt lõi sẽ giúp bạn trong việc thiết kế và thực thi những giải pháp theo cách tốt nhất có thể. Nếu bạn cảm thấy dường như mình đang bị hổng kiến thức nền tảng về khoa học máy tính và những khái niệm trong ngôn ngữ lập trình mà bạn đang sử dụng, thì không bao giờ là quá trễ để quay trở lại và học từ những điều căn bản nhất.
2. Luôn đặt ra những câu hỏi (Tại sao? Như thế nào?) với mọi đoạn code mà bạn viết ra.
Có một thứ mà tôi thấy là từ đó nó sẽ tạo ra một ranh giới rõ ràng giữa những lập trình viên giỏi và phần còn lại, đó là sự khao khát muốn biết lý do tại sao và đoạn code đó sẽ chạy như thế nào? Một số ít lập trình viên sẽ chẳng bao giờ chịu chuyển sang tác vụ tiếp theo nếu vẫn chưa hiểu rõ đoạn code mà mình viết ra sẽ thực thi như thế nào. Tôi hiểu rằng trong sự giới hạn của thời gian kết thúc dự án thì không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện để làm điều này, vì thế nhiều khi chúng ta phải viết ra những đoạn code mà chỉ biết láng máng rằng nó sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc. Là một lập trình viên, bạn hãy luôn thử nghiên cứu ở mức sâu nhất có thể. Điều này dần dần sẽ trở thành một thói quen và sau đó bạn sẽ thực hiện nó một cách thường xuyên mà không biết.
3. Bạn học được nhiều hơn bằng cách giúp đỡ những người khác
Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều có khuynh hướng là chỉ nhảy bổ vào các diễn đàn và các trang hỏi đáp trên mạng khi chúng ta cần sự giúp đỡ. Thêm một sự phân biệt rõ ràng giữa những lập trình viên giỏi và phần còn lại đó là họ ghé thăm những trang web này thường xuyên để giúp đỡ những người khác. Điều này giúp cho họ học được nhiều hơn sau khi giải quyết vấn đề của một ai đó. Cũng như trong một nhóm làm việc, bạn hãy giúp những người khác giải quyết những vấn đề của họ. Tin tôi đi, việc hiểu được những vấn đề của người khác trong ngữ cảnh của họ, tìm hiểu và cung cấp những giải pháp cho vấn đề đó sẽ giúp bạn học được rất nhiều.
4. Viết những dòng code đơn giản, dễ hiểu và có logic.
Cũng như hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, công thức KISS (Keep it simple and short – Giữ cho mọi thứ được ngắn gọn và đơn giản) cũng rất hiệu quả trong công việc lập trình. Hãy viết những đoạn code có logic và tránh sự phức tạp. Đôi khi người ta viết ra những đoạn code phức tạp chỉ để chứng tỏ khả năng của họ là có thể viết ra những đoạn code như vậy. Kinh nghiệm của tôi chỉ ra rằng chính những đoạn code đơn giản và có logic luôn luôn hoạt động rất tốt, kết quả thu được thường mắc rất ít lỗi và có nhiều khả năng mở rộng. Tôi nhớ một câu nói rất hay như sau:
“ Đoạn code tốt thì chính bản thân nó đã là một tài liệu hoàn hảo rồi. Vì thế khi mà bạn chuẩn bị thêm một dòng chú thích, thì hãy tữ hỏi bản thân mình rằng: Làm cách nào mà tôi có thể cải tiến đoạn code đó để không cần phải bổ dung dòng chú thích này nữa nhỉ?” (Steve McConnell)
5. Hãy là người đầu tiên phân tích và xem xét những dòng code của chính mình.
Mặc dù điều này hơi khó, nhưng hãy thử “bẻ gãy” những đoạn code của bạn trước khi người khác làm điều đó và theo thời gian bạn sẽ học được cách viết ra những đoạn code mà hoàn toàn không có lỗi. Hãy thường xuyên xem lại các đoạn code của mình một cách chặt chẽ và không thiên vị. Ngoài ra cũng đừng bao giờ do dự để mời những người khác xem giúp những đoạn code của bạn. Làm việc với những lập trình viên giỏi và nhận được những nhận xét của họ sẽ đảm bảo giúp bạn cũng trở thành một lập trình viên giỏi.
6. Bạn có thể học từ những dòng code của người khác.
Tôi thường tiếp xúc và làm việc với rất nhiều lập trình viên tài năng, những người này luôn luôn có những dự án trong IDE của họ để có thể đọc/tham khảo trong công việc hàng ngày. Không chỉ nhằm mục đích đáp ứng khao khát biết về những thứ căn bản mà họ còn tìm những cách khác để viết ra những chương trình tốt. Việc đọc và tham khảo những dự án mã nguồn mở đáng tin cậy hoặc mã nguồn của những người có thâm niên trong ngành có thể cũng giúp cho bạn trở thành một lập trình viên giỏi hơn.
7. Giải pháp tạm thời sẽ không có giá trị lâu dài
Rất nhiều lần các lập trình viên thực thi một công việc bằng những giải pháp tạm thời (có thể bởi vì do thiếu hụt thời gian, chưa hiểu rõ vấn đề hoặc không có kinh nghiệm về công nghệ đó). Nhưng khi thời gian trôi qua thì những công việc được làm bằng những giải pháp tạm thời này luôn luôn mang lại hậu quả từ những đoạn code mục nát đó, khiến cho nó không thể mở rộng hoặc bảo trì được và tốn rất nhiều thời gian để khắc phục. Vì thế bạn hãy chỉ thực thi một công việc khi đã nắm rõ đầu vào và đầu ra của giải pháp. Tôi biết là trong một số hoàn cảnh thì chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc bắt buộc phải sử dụng một giải pháp tạm bợ, nhưng cũng giống như trong cuộc sống này thôi, bạn luôn luôn nên nói thật nhưng trong một số hoàn cảnh thì việc nói dối cũng có thể chấp nhận được.
8. Hãy đọc thật nhiều tài liệu.
Một trong những thói quen thiết yếu của một lập trình viên giỏi là họ đọc rất nhiều tài liệu. Đó có thể là các bản đặc tả phần mềm, JSR, các tài liệu API, các bài hướng dẫn thực hành v.v… Việc đọc nhiều tài liệu giúp bạn tạo ra những nền tảng vững chắc và từ đó bạn sẽ lập trình theo cách tốt nhất có thể.
Chúc bạn sớm trở thành một lập trình viên giỏi và hãy nhớ giúp đỡ những người khác để cùng tiến bộ nhé!
Điều này thì đúng cho bất kỳ ngành công nghiệp cũng như là công việc nào, việc hiểu rõ mọi thứ ở mức khái niệm là chìa khóa để thành công. Nếu không có một nền tảng về khái niệm vững chắc, thì anh ta (hoặc cô ta) sẽ chẳng bao giờ có thể trở thành một lập trình viên giỏi được cả. Việc hiểu được những khái niệm cốt lõi sẽ giúp bạn trong việc thiết kế và thực thi những giải pháp theo cách tốt nhất có thể. Nếu bạn cảm thấy dường như mình đang bị hổng kiến thức nền tảng về khoa học máy tính và những khái niệm trong ngôn ngữ lập trình mà bạn đang sử dụng, thì không bao giờ là quá trễ để quay trở lại và học từ những điều căn bản nhất.
2. Luôn đặt ra những câu hỏi (Tại sao? Như thế nào?) với mọi đoạn code mà bạn viết ra.
Có một thứ mà tôi thấy là từ đó nó sẽ tạo ra một ranh giới rõ ràng giữa những lập trình viên giỏi và phần còn lại, đó là sự khao khát muốn biết lý do tại sao và đoạn code đó sẽ chạy như thế nào? Một số ít lập trình viên sẽ chẳng bao giờ chịu chuyển sang tác vụ tiếp theo nếu vẫn chưa hiểu rõ đoạn code mà mình viết ra sẽ thực thi như thế nào. Tôi hiểu rằng trong sự giới hạn của thời gian kết thúc dự án thì không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện để làm điều này, vì thế nhiều khi chúng ta phải viết ra những đoạn code mà chỉ biết láng máng rằng nó sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc. Là một lập trình viên, bạn hãy luôn thử nghiên cứu ở mức sâu nhất có thể. Điều này dần dần sẽ trở thành một thói quen và sau đó bạn sẽ thực hiện nó một cách thường xuyên mà không biết.
3. Bạn học được nhiều hơn bằng cách giúp đỡ những người khác
Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều có khuynh hướng là chỉ nhảy bổ vào các diễn đàn và các trang hỏi đáp trên mạng khi chúng ta cần sự giúp đỡ. Thêm một sự phân biệt rõ ràng giữa những lập trình viên giỏi và phần còn lại đó là họ ghé thăm những trang web này thường xuyên để giúp đỡ những người khác. Điều này giúp cho họ học được nhiều hơn sau khi giải quyết vấn đề của một ai đó. Cũng như trong một nhóm làm việc, bạn hãy giúp những người khác giải quyết những vấn đề của họ. Tin tôi đi, việc hiểu được những vấn đề của người khác trong ngữ cảnh của họ, tìm hiểu và cung cấp những giải pháp cho vấn đề đó sẽ giúp bạn học được rất nhiều.
4. Viết những dòng code đơn giản, dễ hiểu và có logic.
Cũng như hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, công thức KISS (Keep it simple and short – Giữ cho mọi thứ được ngắn gọn và đơn giản) cũng rất hiệu quả trong công việc lập trình. Hãy viết những đoạn code có logic và tránh sự phức tạp. Đôi khi người ta viết ra những đoạn code phức tạp chỉ để chứng tỏ khả năng của họ là có thể viết ra những đoạn code như vậy. Kinh nghiệm của tôi chỉ ra rằng chính những đoạn code đơn giản và có logic luôn luôn hoạt động rất tốt, kết quả thu được thường mắc rất ít lỗi và có nhiều khả năng mở rộng. Tôi nhớ một câu nói rất hay như sau:
“ Đoạn code tốt thì chính bản thân nó đã là một tài liệu hoàn hảo rồi. Vì thế khi mà bạn chuẩn bị thêm một dòng chú thích, thì hãy tữ hỏi bản thân mình rằng: Làm cách nào mà tôi có thể cải tiến đoạn code đó để không cần phải bổ dung dòng chú thích này nữa nhỉ?” (Steve McConnell)
5. Hãy là người đầu tiên phân tích và xem xét những dòng code của chính mình.
Mặc dù điều này hơi khó, nhưng hãy thử “bẻ gãy” những đoạn code của bạn trước khi người khác làm điều đó và theo thời gian bạn sẽ học được cách viết ra những đoạn code mà hoàn toàn không có lỗi. Hãy thường xuyên xem lại các đoạn code của mình một cách chặt chẽ và không thiên vị. Ngoài ra cũng đừng bao giờ do dự để mời những người khác xem giúp những đoạn code của bạn. Làm việc với những lập trình viên giỏi và nhận được những nhận xét của họ sẽ đảm bảo giúp bạn cũng trở thành một lập trình viên giỏi.
6. Bạn có thể học từ những dòng code của người khác.
Tôi thường tiếp xúc và làm việc với rất nhiều lập trình viên tài năng, những người này luôn luôn có những dự án trong IDE của họ để có thể đọc/tham khảo trong công việc hàng ngày. Không chỉ nhằm mục đích đáp ứng khao khát biết về những thứ căn bản mà họ còn tìm những cách khác để viết ra những chương trình tốt. Việc đọc và tham khảo những dự án mã nguồn mở đáng tin cậy hoặc mã nguồn của những người có thâm niên trong ngành có thể cũng giúp cho bạn trở thành một lập trình viên giỏi hơn.
7. Giải pháp tạm thời sẽ không có giá trị lâu dài
Rất nhiều lần các lập trình viên thực thi một công việc bằng những giải pháp tạm thời (có thể bởi vì do thiếu hụt thời gian, chưa hiểu rõ vấn đề hoặc không có kinh nghiệm về công nghệ đó). Nhưng khi thời gian trôi qua thì những công việc được làm bằng những giải pháp tạm thời này luôn luôn mang lại hậu quả từ những đoạn code mục nát đó, khiến cho nó không thể mở rộng hoặc bảo trì được và tốn rất nhiều thời gian để khắc phục. Vì thế bạn hãy chỉ thực thi một công việc khi đã nắm rõ đầu vào và đầu ra của giải pháp. Tôi biết là trong một số hoàn cảnh thì chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc bắt buộc phải sử dụng một giải pháp tạm bợ, nhưng cũng giống như trong cuộc sống này thôi, bạn luôn luôn nên nói thật nhưng trong một số hoàn cảnh thì việc nói dối cũng có thể chấp nhận được.
8. Hãy đọc thật nhiều tài liệu.
Một trong những thói quen thiết yếu của một lập trình viên giỏi là họ đọc rất nhiều tài liệu. Đó có thể là các bản đặc tả phần mềm, JSR, các tài liệu API, các bài hướng dẫn thực hành v.v… Việc đọc nhiều tài liệu giúp bạn tạo ra những nền tảng vững chắc và từ đó bạn sẽ lập trình theo cách tốt nhất có thể.
Chúc bạn sớm trở thành một lập trình viên giỏi và hãy nhớ giúp đỡ những người khác để cùng tiến bộ nhé!
Theo vinacode
Tag :
TUYENDUNG,
KHÓA HỌC LẬP TRÌNH ANDROID - 5 KỸ NĂNG CHO CÔNG VIỆC NHÀ TUYỂN DỤNG TÌM KIẾM
5 Kỹ năng được nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất
Những nhà tuyển dụng tin rằng những người họ thuê luôn luôn có một kĩ năng và tiêu chuẩn nhất định để phù hợp với công việc. Với từng vị trí khác nhau thì nhà tuyển dụng sẽ có các yêu cầu về kĩ năng khác nhau
1. KỸ NĂNG GIAO TIẾP.
Giao tiếp luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người nói chung. Kĩ năng giao tiếp mà các nhà tuyển dụng cần có thể qua các hình thức như:
- Gặp mặt trực tiếp với người khác, chia sẻ ý kiến, thông tin.
- Nói chuyện qua điện thoại- biết cách xử sự, hiểu rõ vấn đề và giải quyết tình huống.
- Trao đổi qua thư từ, email hay các tài liệu khác.
2. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM.
Cho dù bạn là một cá nhân nổi trội, tuy nhiên, nếu bạn không thể làm việc nhóm thì nhà tuyển dụng cũng không chọn bạn. Hoạt động nhóm với nhiều người thì qua những ý kiến khác nhau, sẽ có nhiều cách giải quyết vấn đề hơn. Kĩ năng hoạt động nhóm bao gồm có:
- Trợ giúp đồng nghiệp giải quyết vấn đề.
- Cho người khác lời khuyên, nhận xét về công việc của họ để giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn.
-Tỏ thái độ tích cực, hào hứng để giữ tinh thần đồng đội, ủng hộ đồng nghiệp nói ra ý kiến về những điều họ cảm thấy chưa hài lòng.
- Trợ giúp đồng nghiệp giải quyết vấn đề.
- Cho người khác lời khuyên, nhận xét về công việc của họ để giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn.
-Tỏ thái độ tích cực, hào hứng để giữ tinh thần đồng đội, ủng hộ đồng nghiệp nói ra ý kiến về những điều họ cảm thấy chưa hài lòng.
3. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hằng ngày chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh từ nội bộ hay bên ngoài. Nhà tuyển dụng muốn tuyển một người có thể đảm đương những thử thách, khó khăn và tìm ra hướng giải quyết. Ví dụ như:
- Nhìn ra vấn đề và nghĩ ra những hướng giải quyết khác nhau.
- Thu thập thông tin nếu cần thiết.
- Đánh giá, phân tích các khía cạnh gồm điểm mạnh, điểm yếu của các hướng giải quyết đó và đưa ra sự chọn lựa cuối cùng.
- Nhìn ra vấn đề và nghĩ ra những hướng giải quyết khác nhau.
- Thu thập thông tin nếu cần thiết.
- Đánh giá, phân tích các khía cạnh gồm điểm mạnh, điểm yếu của các hướng giải quyết đó và đưa ra sự chọn lựa cuối cùng.
4. KỸ NĂNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (IT).
Chúng ta đang sống ở thời đại công nghệ nơi mà hầu như bất kỹ công việc nào cũng cần đến máy tính. Các vị trí ở các công ty, tổ chức lớn đều yêu cầu ứng viên thành thạo tin học văn phòng, biết sử dụng các phần mềm MS Office. Ngoài ra, biết cách sử dụng các phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator, Indesign … sẽ là một điểm cộng lớn cho bạn đấy.
5. KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN.
Trong thời đại mới, người chủ không muốn họ là người duy nhất đưa ra lời nói và những người khác phải làm theo. Do đó, họ cũng đánh giá cao kĩ năng thuyết phục và đàm phán. Thông thường, kĩ năng này liên quan nhiều đến công việc bán hàng, tuy nhiên, trong công sở, nó có thể được thể hiện qua:
- Làm mọi người thay đổi hướng suy nghĩ của họ thiên về hướng tích cực và có lợi hơn.
- Trình bày quan điểm cá nhân và sự đề nghị của mình theo cách logic và thuyết phục mọi người nghe theo
Tag :
TUYENDUNG,
KHÓA HỌC KIỂM THỬ PHẦN MỀM - KIỂM THỬ PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG - LỊCH KHAI GIẢNG
KHÓA HỌC KIỂM THỬ PHẦN MỀM - KIỂM THỬ PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG - LỊCH KHAI GIẢNG
Dear các bạn,
Thay mặt phòng đào tạo Học viện quốc tế đào tạo CNTT NIIT ICT Hà Nội thôngbáo lịch học lớp: " Kiểm thử phần mềm tự động - Auto Test " Tuyển dụng sau khóa học như sau:
Thay mặt phòng đào tạo Học viện quốc tế đào tạo CNTT NIIT ICT Hà Nội thôngbáo
- Lịch khai giảng: Thứ 2 ngày 26/10/2015
- Thời lượng: 21 buổi
- Tuần học 3 buổi: 2,4,6 - Ca học: Từ 19h00->21h00
- Phòng học: P806
Các bạn nhận được mail này vui lòng comfirm để NIIT nắm được.
P/s: Còn BẠN nào chưa hoàn thiện thủ tục phí và giấy tờ: bản chứng minh thư phô tô, 1 Ảnh 4*6 thì các bạn khẩn trương làm thủ tục trước ngày khai giảng
Còn 1 và chỗ cho các bạn trong khóa học! Bạn cần, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Chúc các bạn thành công!
Ms Lĩnh: 0968 051 562/ 0974 999 626Tag :
TUYENDUNG,
BẠN CÓ MUỐN 1 BẢN EMAIL XIN VIỆC THẬT ẤN TƯỢNG! CÁCH VIẾT EMAIL XIN VIỆC GIÚP BẠN TÁN ĐỔ NHÀ TUYỂN DỤNG
BẠN CÓ MUỐN 1 BẢN EMAIL XIN VIỆC THẬT ẤN TƯỢNG!
CÁCH VIẾT EMAIL XIN VIỆC GIÚP BẠN TÁN ĐỔ NHÀ TUYỂN DỤNG
Để viết email xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng không phải dễ, và làm thế nào để emial xin việc của bạn không bị loại ngay từ vòng đâu....Bài viết sau sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn, hãy tham khảo cùng icthanoi.edu.vn
1. Viết Phần Chủ Đề Ấn Tượng.
- Thay vì viết phần chủ đề chung chung như “Ứng tuyển cho vị trí… ”, bạn có thể áp dụng công thức “Vị trí ứng tuyển +Họ Tên + Số năm kinh nghiệm làm việc + Trình độ”.
Ví Dụ : “Ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh + Nguyễn Văn A + 10 năm kinh nghiệm + MBA, ĐH Quốc gia Singapore”.
Hãy tập trung vào những cụm từ nêu bật phẩm chất tốt nhất của bạn. Kiểu chủ đề này sẽ gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn, thôi thúc họ mở và đọc hết email của bạn.
- Phần mở đầu email lý tưởng nhất có thể là:
“Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và người này giới thiệu công việc cho bạn. Sự kết nối ngay từ đầu email này sẽ giúp bạn có chút lợi thế hơn so với những ứng viên khác bởi giới thiệu qua người quen vẫn là một trong những biện pháp xin việc hiệu quả nhất hiện nay.
- Vì vậy, trước khi gửi email xin việc, hãy xem người nào trong mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn kết nối với công ty hoặc bộ phận nhân sự công ty
2. Nội Dung Mail.
Lời khuyên nội dung Email xin việc:
- Không để trống mail, sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào cho rằng bạn có thiện trí và tác phong làm việc tốt nếu chỉ quăng qua và cái tệp và không nói gì cả.
- Hãy để nội dung đơn xin việc vào mail: vì nó sẽ giúp người nhận ( nhân sự) có thể đọc ngay và có được cái thông tin ban đầu về bạn mà không cần phải tải cái đơn xin việc về ( khi bạn đính kèm).
- Trong email, đừng chỉ viết ngắn gọn “Tôi viết email này để ứng tuyển vào vị trí X và đính kèm là sơ yếu lý lịch của tôi”. Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Từ đó khiến họ tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Đây có thể là phiên bản ngắn gọn của thư xin việc và như vậy bạn cũng không cần gửi đính kèm thư xin việc.
- Tốt nhất nên gạch ra 4 - 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.
- Thay vì viết phần chủ đề chung chung như “Ứng tuyển cho vị trí… ”, bạn có thể áp dụng công thức “Vị trí ứng tuyển +Họ Tên + Số năm kinh nghiệm làm việc + Trình độ”.
Ví Dụ : “Ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh + Nguyễn Văn A + 10 năm kinh nghiệm + MBA, ĐH Quốc gia Singapore”.
Hãy tập trung vào những cụm từ nêu bật phẩm chất tốt nhất của bạn. Kiểu chủ đề này sẽ gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn, thôi thúc họ mở và đọc hết email của bạn.
- Phần mở đầu email lý tưởng nhất có thể là:
“Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và người này giới thiệu công việc cho bạn. Sự kết nối ngay từ đầu email này sẽ giúp bạn có chút lợi thế hơn so với những ứng viên khác bởi giới thiệu qua người quen vẫn là một trong những biện pháp xin việc hiệu quả nhất hiện nay.
- Vì vậy, trước khi gửi email xin việc, hãy xem người nào trong mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn kết nối với công ty hoặc bộ phận nhân sự công ty
2. Nội Dung Mail.
Lời khuyên nội dung Email xin việc:
- Không để trống mail, sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào cho rằng bạn có thiện trí và tác phong làm việc tốt nếu chỉ quăng qua và cái tệp và không nói gì cả.
- Hãy để nội dung đơn xin việc vào mail: vì nó sẽ giúp người nhận ( nhân sự) có thể đọc ngay và có được cái thông tin ban đầu về bạn mà không cần phải tải cái đơn xin việc về ( khi bạn đính kèm).
- Trong email, đừng chỉ viết ngắn gọn “Tôi viết email này để ứng tuyển vào vị trí X và đính kèm là sơ yếu lý lịch của tôi”. Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Từ đó khiến họ tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Đây có thể là phiên bản ngắn gọn của thư xin việc và như vậy bạn cũng không cần gửi đính kèm thư xin việc.
- Tốt nhất nên gạch ra 4 - 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.
Bên cạnh nội dung cũng cần lưu ý những điểm sau:
1.Cách Chọn Địa Chỉ E-Mail:
- Bạn nên chọn một E-mail "nghiêm túc", ví dụ như nguyenvana@yahoo.com (hoặc @gmail.com), hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
- Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu deptraikhonglangnhang@... langtuvotinh@... Girlxinhvaratthongminh@... những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
1.Cách Chọn Địa Chỉ E-Mail:
- Bạn nên chọn một E-mail "nghiêm túc", ví dụ như nguyenvana@yahoo.com (hoặc @gmail.com), hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.
- Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu deptraikhonglangnhang@... langtuvotinh@... Girlxinhvaratthongminh@... những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
2. Tên File Đính Kèm
- Khi gửi kèm resume, thư xin việc hay bất cứ tài liệu nào khác theo yêu cầu của công ty, hãy đảm bảo rằng tên của các tài liệu ấy có chứa tên của bạn, ví dụ như ‘lindsay_smith_resume.pdf’ hay lindsay_smith_resume.doc’. Đừng quên rằng số đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng có thể lên tới 100 hoặc hơn. Nếu trong đó có một vài tài liệu đều được xác định là ‘resume.doc’, thay vì đặt tên khác cho chúng, người có trách nhiệm có thể chẳng ngó ngàng gì đến.
- Bên cạnh đó, gửi các tập tin dạng pdf sẽ đảm bảo quy cách trong các tài liệu sẽ không bị thay đổi. Và khi gửi chúng, nhớ báo cho người đọc rằng bạn có thể gửi tài liệu dưới dạng văn bản Word. Điều này ngay lập tức thiết lập một cuộc đối thoại giữa bạn và người đọc hồ sơ của bạn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tiếp nhận công việc.
3. Điền Thông Tin Chủ Đề (Tiêu Đề) E-Mail Hợp Lý:
- Không được để trống dòng chủ đề, hoặc dùng một chủ đề chung chung như “xin chào”. Hãy cho Nhà tuyển dụng nhận biết ngay mục đích email của bạn tại ngay khi mở hòm mail, ví dụ: “Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng”, như vậy bạn sẽ có cơ hội được xem xét ngay hoặc Nhà tuyển dụng dễ dàng tìm lại vào ngày hôm sau.
Bạn có thể viết tiêu đề theo ví dụ sau:
Đơn xin ứng cử vào Vị trí Giám đốc Bán hàng – Nguyễn Văn A
(Đơn xin vào vị trí ứng tuyển + họ tên của bạn)
4.Ghi Thông Tin Liên Lạc Của Bạn Vào E-Mail.
- Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này.
- Một ý hay để giải quyết vấn đề này là bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail. Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn.(Bạn có thể thêm phần thông tin liên lạc ở phần cuối hoặc phần giới thiệu sơ qua trên đầu)
5. Đọc Lại E-Mail Và Kiểm Tra Lỗi Chính Tả:
Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản. Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng E-mail của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.
6. Gọi Điện Trực Tiếp Cho Nhà Tuyển Dụng Sau Khi Gửi Email
- Không phải lúc nào email cũng là cách thức liên lạc đáng tin cậy. Có thể người nhận sẽ xem email của bạn là thư rác bởi họ nhận được quá nhiều email và không thể kiểm soát hết. Do đó, sau khi gửi email, hãy gọi điện để xác nhận nhà tuyển dụng đã nhận được email của bạn hay chưa.
Nếu sau 1 tuần không nhận được thông tin gì, hãy tiếp tục liên lạc lại với họ để biết chắc rằng họ đã xem email của bạn cũng như nhận phản hồi từ phía nhà tuyển dụng về email xin việc của bạn.
Trên đây là một vài bí quyết để có một email xin việc thành công chuyên nghiệp, với chính tả và ngữ pháp chính xác, đôi khi bỏ qua, cơ hội của bạn có thể sẽ vụt mất trước khi bạn bước chân vào cánh cửa đó. Chúc các bạn thành công với một email xin việc hoàn hảo nhất có thể với những góp ý của chúng tôi.
Xem thêm: 5 kỹ năng được nhà tuyển dụng tìm kiểm nhiều nhất, 5 lỗi thường gặp nhất khi viết CV
Tag :
TUYENDUNG,