Archive for tháng 8 2015

Bài Toán Thị Trường Dành Cho IT Startup!

Bài Toán Thị Trường Dành Cho IT Startup!
Trong một dịp tình cờ, anh trò chuyện với các bạn và biết người giàu nhất thế giới là Bill Gates. Anh hỏi ‘thằng đó làm gì mà nó giàu thế?’ Mọi người bảo rằng ông đó làm công nghệ thông tin (CNTT). Trước đó, anh không biết gì CNTT, nhưng anh quyết định là mình sẽ học CNTT và mở công ty về lĩnh vực CNTT.
Từ đó anh bắt đầu tìm hiểu và code từ cuối năm một cho đến cuối năm thứ tư thì anh không code nữa. Anh nghĩ là mình cần thành lập công ty và đổi cách suy nghĩ thành người làm kinh doanh.

http://blog.itviec.com/2015/08/bai-toan-thi-truong-danh-cho-it-startup/?utm_source=facebook&utm_medium=groups&utm_content=bai-toan-thi-truong-danh-cho-it-startup&utm_campaign=leader-interviews
“Coder chỉ cần tư duy logic để giải quyết vấn đề. Người làm sản phẩm cần tư duy từ góc độ người dùng. Cả hai cần kết hợp với nhau để cho ra đời một sản phẩm thành công.”
Đọc bài phỏng vấn của ITviec với anh Nguyễn Minh Thảo – Founder & CEO của Umbala Labs – để nghe anh chia sẻ về:
  • Khó khăn, thử thách anh từng trải qua trong hơn 14 năm lập nghiệp và bài học rút ra
  • Cách anh xác định thị trường và quảng bá sản phẩm
  • Lời khuyên anh dành cho các bạn muốn thành lập tech startup

Anh có thể giới thiệu một chút về bản thân mình?

Trong một dịp tình cờ, anh trò chuyện với các bạn và biết người giàu nhất thế giới là Bill Gates. Anh hỏi ‘thằng đó làm gì mà nó giàu thế?’ Mọi người bảo rằng ông đó làm công nghệ thông tin (CNTT). Trước đó, anh không biết gì CNTT, nhưng anh quyết định là mình sẽ học CNTT và mở công ty về lĩnh vực CNTT.
Từ đó anh bắt đầu tìm hiểu và code từ cuối năm một cho đến cuối năm thứ tư thì anh không code nữa. Anh nghĩ là mình cần thành lập công ty và đổi cách suy nghĩ thành người làm kinh doanh.
Anh từng thành lập CNC Software năm 2006 – 2012, CNC Mobile năm 2012 – 2014, và Umbala Labs năm 2014 đến nay.
Hiện tại anh đang là Founder, CEO và là người định hướng sản phẩm cho Umbala Labs – một trong những startup làm ứng dụng di động đầu tiên chuyển từ Việt Nam sang Silicon Valleys.
Umbala là ứng dụng nhắn tin video dài 12 giây, tồn tại trong 12 giờ, và chỉ mất đi khi người nhận trả lời tin nhắn.

Anh có thể chia sẻ khó khăn, thử thách từng trải qua sau hơn 14 năm lập nghiệp với 3 công ty chính thức và 10 product startup từ thời sinh viên?

Năm 2006, anh thành lập CNC Software với các anh em sinh viên, làm sản phẩm cho thị trường trong nước, nhưng công ty cũng chỉ tồn tại qua ngày.
Cuối năm 2006, mọi người rời đi hết chỉ còn một mình anh. Anh gần như bỏ cuộc ở thời điểm đó, nhưng sau một đêm dài suy nghĩ với một chai rượu và hai bao thuốc lá, anh quyết tâm làm lại từ đầu, đi tìm những đồng đô la đầu tiên bằng con đường outsourcing.
Anh Nguyễn Khắc Anh – Director of Engineering của Squar ở tuổi 27: Bí quyết thành công là thay đổi đúng lúc và quyết tâm đến cùng
Để công ty tồn tại, anh phải bán dự án đi khắp Việt Nam. Mỗi dự án về, anh lấy 15%, còn lại anh bán dự án cho các bạn developer và designer khắp cả nước. Anh dùng tiền đó phát triển công ty CNC Software trở thành công ty outsourcing với quy mô tăng lên 23 người trong năm 2007, đến cuối năm 2008, công ty anh gần như phá sản, bởi khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nặng nề đến các công ty outsourcing, và thời điểm đó bọn anh cũng đầu tư tiền vào lĩnh vực làm sản phẩm nhưng không thành công. Công ty từ 23 người xuống còn 5 người.
Năm 2009, anh phát triển lại công ty từ 5 người, tiếp tục làm web outsourcing để kiếm tiền tồn tại, nhưng anh quyết định là phải tìm một hướng đi mới mạo hiểm hơn nhưng mang lai tương lai hơn cho công ty. Anh chọn làm Mobile (iOS, Android). Năm 2010, công ty tăng lên 30 người, và sản phẩm mobile đầu tiên của công ty là Tim Books (mạng xã hội đọc sách trên di động đầu tiên tại Việt Nam) đạt giải 3 Nhân Tài Đất Việt.
Năm 2011, anh thành lập CNC Mobile, phát triển sản phẩm Tim Shot (2011, mạng xã hội ảnh trên mobile đầu tiên tại Việt Nam, ra đời sau Instagram 4 tháng, nằm trong top 20 doanh nghiệp sáng tạo khu vực Châu Á Thái Bình Dương do Intel tổ chức.). Công ty anh được nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư, và liên tục phát triển các sản phẩm Tim Box (2012, sản phẩm đầu tiên do một công ty Việt Nam, của người Việt Nam thiết kế và phát triển tham dự TechCrunch Disrupt SF 2012), uBox (2013, đạt khoảng 500,000 người dùng tại Việt Nam sau 2 tháng ra mắt). Nhưng sản phẩm không đạt được KPI người dùng, nên anh đã quyết định khai tử.
Khi nghĩ ‘vì sao mình thất bại’ dù một ngày anh làm 16-18 tiếng, thì anh nhận ra: một sản phẩm mang tính đột phá cần chọn đúng tập hợp người dùng đầu tiên. Nếu chọn tập hợp người dùng đầu tiên không hiểu sản phẩm, và không có khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng khác thì mình sai ở khả năng sản phẩm ra được thị trường.
Nguyên nhân thứ hai: thị trường Việt Nam là thị trường đi sau. Sản phẩm đột phá thì phải xuất phát từ nơi dẫn đầu thế giới. Sai lầm này xuất phát từ việc anh không dành thời gian để hiểu người dùng mà chỉ nghĩ từ phía mình. Anh đã quên đặt hai câu hỏi: 1) Người dùng nào sẽ phù hợp với sản phẩm này? 2) Người dùng nào cần gì từ sản phẩm này?
Thời điểm đó, anh đang quản lý hai công ty là CNC Software – chuyên outsource có hơn 100 người làm việc, và CNC Mobile – làm sản phẩm và có hơn 20 người làm việc. Để làm sản phẩm tốt thì phải tập trung 300% công lực, trong khi anh phải chia sự tập trung cho hai công ty. Anh quyết định đặt dấu chấm hết hai công ty tại Hà Nội, và chuyển vào Sài Gòn.
Khi vào Sài Gòn, anh cũng kéo theo một số anh em. Ba tháng đầu, tụi anh làm sản phẩm zBox cho thị trường Mỹ và thất bại. Nguyên nhân là do sản phẩm quá phức tạp, và bọn anh đã không trả lời được câu hỏi tại sao người tiêu dùng phải sử dụng tính năng này của sản phẩm mình. Đó là câu hỏi mà anh nghĩ rằng bất cứ người làm sản phẩm nào cũng nên đặt ra trước khi làm một tính năng gì. Ngoài ra, anh nghĩ đến phát triển sản phẩm ở thị trường Mỹ nhưng anh lại ở Việt Nam thì khả năng anh hiểu người dùng, biết người dùng cần gì là gần như bằng không.
Lúc này, một số bạn founder rời đi, chỉ còn anh và một bạn làm iOS. Anh cùng bạn này và một vài người bạn khác của anh ở Mỹ, thành lập Umbala Labs vào tháng 8 năm 2014.
Từ khi thành lập đến nay, ứng dụng Umbala có tổng cộng sáu phiên bản. Không như lúc trước “nghĩ gì làm đó,” bây giờ anh luôn hỏi ý kiến người dùng (14-22 tuổi). Hỏi xem các bạn có hài lòng với các tính năng không, nhận phản hồi rồi anh nâng cấp cái này, bỏ cái kia, v.v… Anh còn mang sang các nước khác như Sing, Isareal nghe các bạn Tây, Á góp ý rồi lại tiếp tục cải tiến và nâng cấp.

Anh Thảo (bên phải) cùng anh Hưng (Lead iOS Software Engineer của Umbala) đã chiến thắng cuộc thi Forbes Vietnam Startup Contest (2015) với ứng dụng Umbala

Điểm khác nhau giữa coder và một người làm sản phẩm là gì anh nhỉ?

Điểm khác biệt lớn nhất là về tư duy.
Coder chỉ cần tư duy logic để giải quyết vấn đề, bao gồm: nghĩ cách để lập trình những tính năng nhất định; làm sao để code sáng sủa, sạch sẽ để mọi người có thể tiếp tục làm và người khác nhìn vào thì cũng hiểu được đoạn code này mang lại trải nghiệm gì cho người dùng.
Người làm sản phẩm cần tư duy từ góc độ người dùng, đặt câu hỏi theo nhiều góc độ khác nhau, để nghĩ xem:
– Nhu cầu và kỳ vọng của người dùng cho tính năng này là gì?
– Tính năng này là về cái gì? Nó nhắm đến đối tượng nào?
– Chúng ta muốn người dùng trải nghiệm điều gì?
– Những trải nghiệm đó có đại diện cho giá trị cốt lõi của sản phẩm?
– Cần phát triển những tính năng nào để thỏa mãn trải nghiệm người dùng?
– Làm sao để khuyến khích người dùng sử dụng để trải nghiệm?
– Trải nghiệm đầu tiên của người dùng với tính năng này là gì?
– Có KPI nào để đo đạc mức độ hài lòng của người dùng?
Để sản phẩm thành công thì coder và người làm sản phẩm phải kết hợp với nhau để 1) người làm sản phẩm giúp coder hiểu được vấn đề của người dùng và 2) coder giúp người làm sản phẩm hiểu rằng để xử lý chương trình này thì mình gặp phải vấn đề gì.

Khi Umbala ra đời, anh đã thực hiện chiến lược gì để quảng bá sản phẩm đến nhiều người dùng hơn?

Có hai khái niệm launch sản phẩm là soft launch và big launch.
Soft launch là bọn anh đưa Umbala lên App Store, rồi giới thiệu đến một số bạn bè, và tham gia một vài sự kiện để người ta biết app mình và thử trải nghiệm. Rồi bọn anh quan sát dữ liệu người dùng để xem sản phẩm của mình vấp ở đâu.
Khi tin rằng sản phẩm đáp ứng được một yêu cầu của người dùng, có một thị trường đủ lớn, thì bọn anh chuẩn bị cho big launch, nó là quá trình dài trên nhiều phân khúc người dùng với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tại Mỹ, bọn anh chia ra hai phân khúc:
1) Dân tech. Họ là dân trong ngành, và có đủ kinh nghiệm để cho bọn anh nhiều góp ý hữu ích. Tuy nhiên, đây không phải là đối tượng người dùng mục tiêu.
2) Giới trẻ là đối tượng người dùng chính của Umbala. Cụ thể là học sinh – sinh viên. Bọn anh chọn top mười các trường đại học Mỹ và top mười trường trung học phổ thông ở Mỹ, rồi làm marketing du kích.
Làm startup không có vốn lớn nên khi tìm kiếm những người dùng đầu tiên, mình cần tiếp cận những người có giá trị ảnh hưởng đến người khác, vì giá trị đó giúp sản phẩm lan rộng với nhiều phản hồi tốt.

Anh có thể giải thích cụ thể hơn về chiến lược marketing du kích?

Anh lấy ví dụ đơn giản như vầy: Ở top mười trường đại học Mỹ, sinh viên trường này thường nhìn sang sinh viên trường kia để xem nếu tụi kia có gì hay ho thì bọn nó cũng mong muốn có cái đó.
Như Facebook, khi mới ra, nó có mặt ở Harvard. Bọn Harvard có thì bọn Stanford cũng muốn có, rồi bọn Yale cũng muốn có. Theo tâm lý này, bọn anh bắt đầu giới thiệu app ở Stanford. Khi sinh viên ở Stanford làm ra những video rất hấp dẫn và sinh viên Harvard thấy thì tụi nó cũng có nhu cầu tạo ra video ở chính trường Harvard để chứng minh cho bọn bên kia biết là “chúng mày có cái này thì chúng tao cũng có cái đó.”
Bọn anh đánh vào việc cạnh tranh giữa các trường, và bọn anh đưa vào đó một cái mồi, chính là “video có sự riêng biệt của trường Stanford,” để khiến sinh viên các trường khác khi nhìn vào thì thấy muốn tạo ra những video riêng biệt của trường mình để cạnh tranh.

Anh làm sao để xác định cơ hội thị trường?

Anh Nguyễn Minh ThảoThị trường hiện tại đang cạnh tranh rất kinh khủng. Do đó nếu người nào làm một sản phẩm cạnh tranh với các đối thủ hiện tại nghĩa là họ đang đi vào cửa tử. Vì vậy, về việc xác định cơ hội thị trường thì anh quan niệm là tốt nhất phải làm cái gì đó điên rồ. Tìm cái có thể mang lại cảm xúc cho người dùng: hạnh phúc, vui vẻ. Càng khác biệt so với hiện tại bao nhiêu thì cơ hội mình trở thành người dẫn đầu thị trường lớn bấy nhiêu.
Lấy ví dụ Uber. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ diễn ra, tất cả mọi người thất nghiệp, số lượng xe hơi không dùng đến rất nhiều. Uber ra đời, kết nối với những người chủ xe nhàn rỗi đó, giúp họ kiếm thêm tiền trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Chính vì thế Uber đã cho ra đời mô hình sharing economy, một mô hình đang phát triển trên toàn thế giới.
Bên Umbala, khi nghĩ đến cơ hội thị trường thì bọn anh nghĩ là hãy làm cái gì đó mới và phù hợp xu thế của thế giới nhưng vẫn gắn liền với gốc rễ hiện tại.
Umbala vẫn gắn liền với gốc rễ hiện tại là “mọi người quen sử dụng social media, quen với photo, biết sử dụng file để tạo video, biết chia sẻ video trên Youtube.” Từ đó bọn anh nghĩ đến việc tạo nên một nền tảng giao tiếp cá nhân khác giúp người dùng gửi tin nhắn bằng video ngắn, và nếu video hấp dẫn thì họ có thể chia sẻ ngay với bạn bè.

Nếu có một điều mà anh ước rằng mình biết trước khi thành lập các công ty thì đó là điều gì?

Trước đây, anh không nghĩ là anh cần sang Mỹ. Anh nghĩ mình phải đi từ gốc rễ và phát triển từ nơi mình đang có nền tảng, sau đó vươn ra. Nhưng sau những thử thách anh phải đối mặt khi thành lập các công ty, anh ước là mình đã khởi nghiệp ở Mỹ.
Ý anh là không phải mình đợi thời cơ rồi mới sang Mỹ mà là ngay khi có suy nghĩ muốn làm một sản phẩm ‘disrupt the world’ (gây chấn động thế giới) thì phải tìm đường sang Mỹ để phát triển sản phẩm ngay.

Yếu tố nào là quan trọng nhất tạo nên sự thành công cho startup?

Có ba yếu tố quan trọng nhất.
1) Phải có đam mê thì chúng ta mới điên cuồng để tạo ra những thứ mới mẻ và tìm cách giải quyết vấn đề. Các bạn trẻ Việt Nam ai cũng nói về đam mê nhưng trên thực tế thì có mấy ai dám từ bỏ hết để thực hiện đam mê?
2) Từ yếu tố một, nó dẫn đến yếu tố hai, đó là bạn phải biết từ bỏ mọi thứ xung quanh để tập trung hoàn toàn và đầu tư hết mọi đồng tiền, mọi nguồn lực vào đam mê của bạn.
3) Kỹ năng học. Trong học có ba loại học. 1) Học từ sách vở, lý thuyết. Những bạn học giỏi trong trường, thường thành công ở mức Manager. 2) Học từ kinh nghiệm. Từ những vấp ngã, thất bại, các bạn rút ra các bài học kinh nghiệm cho bản thân. Người học dựa vào kinh nghiệm có thể thành công ở ngưỡng cao hơn người học từ lý thuyết.
Cái học mà riêng anh nghĩ là cốt lõi của mọi vấn đề là 3) học cách định nghĩa vấn đề. Tất cả mọi thứ trong kinh doanh hay trong phát triển sản phẩm đều liên quan đến nhiều vấn đề và cách chúng ta giải quyết chúng. Mà muốn giải quyết vấn đề thì mình cần định nghĩa vấn đề theo hướng dễ hiểu nhất và xác định mấu chốt vấn đề nằm ở đâu.
Cách định nghĩa vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến cách giải quyết vấn đề.
Anh Thảo giới thiệu sản phẩm uBox tại Startup Alleys ở TC Disrupt SF 2013. Sản phẩm có 400,000 người đăng ký chỉ sau 2 tháng launch.
Anh Thảo giới thiệu sản phẩm uBox tại Startup Alleys ở TC Disrupt SF 2013. Sản phẩm có khoảng 500,000 người đăng ký chỉ sau 2 tháng ra mắt.

Một developer cần chuẩn bị gì ngay hôm nay để thành lập tech startup trong tương lai?

Thứ nhất, anh nghĩ các bạn cần nghĩ là mình có thể làm được bất cứ gì trên thế giới này mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng được. Đừng nghĩ mọi thứ trong phạm vi Việt Nam bởi thị trường Việt Nam rất nhỏ bé.
Thứ hai, là dân lập trình, bạn cần hướng bản thân đến việc trở thành một expert. Nếu là người muốn làm ra những sản phẩm hữu dụng cho người dùng thì bạn phải đứng ở góc độ người dùng, học cách cải thiện trải nghiệm người dùng khi sử dụng sản phẩm. Nếu bạn chỉ nghĩ mình như một người giải quyết tất cả các vấn đề kỹ thuật thì bạn nên hướng mình trở thành một guru về technical. Tức là các bạn phải biết chọn hướng chuyên sâu của mình: 1) về mặt trải nghiệm người dùng, 2) technical guru.
Cuối cùng là phải kiên trì. Đơn giản như khi bọn anh làm các thuật toán, bọn anh gặp nhiều khó khăn nhưng bọn anh không bỏ, và cứ tiếp tục nghiên cứu thì sẽ ra.

Anh có thường xuyên tham khảo sách hoặc resource nào trong suốt sự nghiệp của mình?

Có một quyển sách anh rất thích đọc ngay từ thời sinh viên là Think and Grow Rich của Napoleon Hill. Quyển sách này dạy bạn những điều cần phải có của một người chiến thắng và thành công.
Zero to One của Peter Thiel dạy bạn cách tư duy để làm ra những thứ mới mẻ, độc đáo, khác biệt.
Ngoài ra, nếu bạn muốn thành lập công ty thì bạn nên tìm hiểu sâu về văn hóa phương đông. Cụ thể là các bạn nên đọc Tam Quốc Chí, Hán Sở Tranh Hùng, Hành Trình Về Phương Đông. Nên học cái hay của văn hóa phương đông vì cách xây dựng công ty cũng giống như xây dựng quốc gia.
Quyển “Hành Trình Về Phương Đông” còn giúp bạn hiểu được cách tư duy của phương đông khác biệt như thế nào so với tư duy của người phương tây.
Tag : ,

Coca-Cola bắt tay Zalo tung bộ sticker đặc biệt cho giới trẻ

Coca-Cola bắt tay Zalo tung bộ sticker đặc biệt cho giới trẻ

Với thiết kế sinh động và lời thoại hóm hỉnh, bộ sticker mà Zalo vừa giới thiệu đến người dùng nằm trong chiến dịch “Trao Coca-Cola, trao cảm xúc” lần đầu có mặt trên toàn cầu.
Zalo hợp tác với Coca-Cola cho ra mắt bộ sticker biểu tượng độc đáo. Bộ sưu tập biểu tượng thể hiện đa dạng cảm xúc và hành động khác nhau như “Nóng bỏng”, “Tuyệt vời”, “Dễ thương”, “Quá đỉnh"… Nhờ vậy, giới trẻ tự do trao gửi những điều muốn nói một cách trẻ trung, sinh động và thổi cảm xúc vào những đoạn chat với người thân yêu, khiến cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn.

Video

Ngoài ra, lần đầu tiên khi nghe nhạc trên Zing Mp3, bạn trẻ có thể thay lời bài hát bằng các biểu tượng cảm xúc để thưởng thức âm nhạc theo cách riêng, hay cho điểm bài hát yêu thích bằng những biểu tượng cảm xúc đúng với tâm trạng của mình. 
Coca-Cola bắt tay Zalo tung bộ sticker đặc biệt cho giới trẻ
Giới trẻ rất hào hứng khi bày tỏ đánh giá và nhận xét bằng biểu tượng cảm xúc ngộ nghĩnh.
Tất cả những sáng tạo này đều nằm trong chiến dịch “Trao Coca-Cola, trao cảm xúc” (Share a Coke, Share a feeling) mà Coca-Cola chọn Zalo làm đối tác chiến lược. Nếu mùa hè năm ngoái hãng nước giải khát nổi tiếng tạo nên cơn sốt lon nước in tên riêng và trào lưu cá nhân hóa mới mẻ, thì năm nay, chiến dịch mới đột phá hơn với việc trình làng bộ sưu tập lon độc đáo in 41 biểu tượng cảm xúc.
Zalo là đối tác chiến lược của Coca-Cola trong chiến dịch “Trao Coca-Cola, trao cảm xúc” (Share a Coke, Share a feeling).
Zalo là đối tác chiến lược của Coca-Cola trong chiến dịch “Trao Coca-Cola, trao cảm xúc” (Share a Coke, Share a feeling).
Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường đầu tiên triển khai chiến dịch này trong toàn hệ thống hoạt động của Coca-Cola, đi trước hơn 200 quốc gia trên toàn cầu và thể hiện nhiều ý tưởng sáng tạo mang tính tiên phong. Không chỉ có trên các lon và chai nhựa, biểu tượng cảm xúc còn hiện diện ở khắp nơi trong cuộc sống của giới trẻ Việt. 
Tag : ,

Dân công nghệ Tìm tình

Tìm tình 

Có một anh lập trình viên muốn bỏ việc để đi tìm người yêu.

Hôm nay bỏ việc lập trình

Làm thi sĩ (dỏm) kiếm mảnh tình vắt vai.

Lập trình mãi cổ thêm dài

Lưng còng ngắn lại, xấu ai thèm nhìn.

Trước ra đường thấy gái xinh

Cúi đầu, chép miệng, làm thinh, hận mình...

Quanh năm chỉ một người tình

Mặt nàng vuông đét vừa tròn 17 inch

Mặc cho nàng rất chiều mình

Vui cho nghe nhạc, buồn tình xem phim.

Kệ! Giờ ta quyết chí đi tìm

Nàng thơ để kiếm mảnh tình cho sương (sướng).
Tag : ,

10 lập trình viên có tầm ảnh hưởng lớn đến thế giới công nghệ hiện đại

1. Mark Zuckerberg - sáng lập Facebook


Chúng ta đều biết đến Mark thông qua vai trò CEO của mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng ít ai biết rằng cũng chính anh là người đã viết ra những dòng mã đầu tiên của Facebook từ khi đang học Đại học Havard. Lúc đó Facebook chỉ được dùng như một công cụ liên lạc của sinh viên trong trường, còn bây giờ nó đã trở thành công cụ liên lạc của 1 tỉ người trên toàn thế giới. Mark cũng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều lập trình viên có giấc mơ khởi nghiệp và đưa sản phẩm công nghệ của mình vươn ra toàn cầu.

Mark_Facebook.

2. Bill Gates - sáng lập Microsoft

Năm 1975, Bill Gates và Paul Allen bắt đầu tạo ra BASIC - ngôn ngữ lập trình đầu tiên dành cho máy tính cá nhân - rồi bán nó cho MITS (Micro Instrumentation and Telemetry Systems), một công ty đặt tại thành phố Albuquerque, bang New Mexico và cũng chính là hãng sản xuất ra chiếc máy tính Altair 8800. Sau đó, cả hai thành lập ra công ty tiền thân của Microsoft và họ vẫn tiếp tục miệt mài viết code để cho ra ngôn ngữ lập trình FORTRAN. Trong những năm sau đó, Bill Gates vẫn cùng với nhóm lập trình viên của mình sáng tạo ra nhiều sản phẩm quan trọng như hệ điều hành DOS, Windows.

Đến tận năm 2000, khi mà Bill Gates giao lại chức CEO cho Steve Ballmer, ông không nghỉ ngơi mà chuyển sang làm giám đốc kiến trúc phần mềm cho Microsoft, cũng là một vị trí liên quan đến việc lập trình mặc dù lúc này thì ông không còn phải trực tiếp ngồi gõ mã nữa.

Xem thêm: Lịch sử 40 năm phát triển của Microsoft

Bill_gates.


3. Linus Torvalds - tạo ra Linux

Linus Torvalds - người Phần Lan - là một trong những nhân sự cốt cán đã tạo ra phần nhân (kernel) cho hệ điều hành Linux bắt đầu từ năm 1991. Sau đó ông chuyển sang làm kiến trúc sư trưởng và rồi làm người điều hành chính cho dự án Linux. Hiện tại Linux là sự lựa chọn hàng đầu cho các trung tâm dữ liệu, máy tính khoa học, siêu máy tính vì sự ổn định cùng khả năng biến hóa linh hoạt của mình. Torvalds cũng chính là cha để của git - một hệ thống kiểm soát phiên bản mã nguồn rất phổ biến đang được tin dùng bởi hàng triệu lập trình viên trên toàn thế giới ở thời điểm hiện tại.

Thêm một thông tin thú vị về Torvalds, đó là vào năm 1999, Red Hat và VA Linux - hai hãng phát triển phần mềm dựa trên nền Linux hàng đầu thế giới - đã tặng cho Torvalds một số cổ phiếu như một cách cảm ơn công trình của ông. Trong cùng năm này cả hai công ty đều lên sàn chứng khoán và giá trị tài sản của Torvalds ngay lập tức tăng vọt lên gần 20 triệu USD.

Lunis_Torvalds.

4. John Carmack - lập trình game Doom, Wolfenstein 3D, Quake...

John D. Carmack sinh ngày 20/8/1970. Ông là một lập trình viên chuyên về game và là đồng sáng lập công ty Id Software. Carmack là người dẫn đầu trong việc viết ra những tựa game nổi tiếng như Commander KeenWolfenstein 3D (ở Việt Nam hay kêu là trò bắn rambo),DoomQuakeRage lẫn các phiên bản theo sau. Carmack được biết đến nhiều bởi những đóng góp của mình trong việc cách tân mảng đồ họa 3D, chẳng hạn như thuật toán Carmack Reverse để tạo ra hiện tượng đổ bóng. Ông cũng là người thích tên lửa và tàu vũ trụ nên đã sáng lập ra, đồng thời kiêm nhiệm vị trí kĩ sư trưởng của công ty Armadillo Aerospace.

Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 8/2013, Carmack lên làm Giám đốc công nghệ cho Oculus VR. Sự thành công của Oculus VR thì có lẽ chưa thể bàn đến do sản phẩm chưa bán chính thức ra thị trường, nhưng nhìn cách mà công ty này làm dậy sóng thị trường thực tế ảo cũng như mở ra tương lai mới cho thế giới công nghệ thì chúng ta cũng có thể phần nào thấy được sự đóng góp của Carmack trong đó.

Xem thêm: 10 trò chơi quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành đồ họa

John_carmack.


5. Bjarne Stroustrup - sáng tạo ngôn ngữ C++

Bjarne Stroustrup phát triển C++ vào năm 1978 dựa trên ngôn ngữ C trước đó nhằm bổ sung thêm các tính năng mạnh mẽ và giúp việc xây dựng phần mềm được hiệu quả hơn trong bối cảnh tài nguyên phần cứng luôn có giới hạn. Ngày nay C++ được dùng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau: từ viết phần mềm cho máy tính, điện thoại, thiết kế các hệ thống nhúng, lập trình phần cứng, thậm chí còn dùng để viết chương trình điều khiển cho cả vệ tinh không gian nữa. Stroustrup vẫn còn đang công tác với vai trò giáo sư nghiên cứu ở Đại học Texas A&M, giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Columbia và đồng thời làm cho hãng tài chính Morgan Stanley.

Bjarne_Stroustrup.JPG

6. James Gosling - phát minh ra ngôn ngữ Java

James Gosling phát minh ra Java khi còn làm việc cho Sun Microsystems, hãng công nghệ lừng lẫy một thời trước khi bị mua lại bởi Oracle. Java hiện được phong là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất và được áp dụng để viết nhiều loại phần mềm khác nhau cho máy tính cá nhân, máy chủ, ứng dụng di động... Hệ điều hành Android và các app của nó cũng được viết chủ yếu bằng Java.

James_Gosling_Java.

7. Bram Cohen - BitTorrent

BitTorrent được Bram Cohen phát minh ra vào năm 2005. Giao thức chia sẻ ngang hàng này quá phổ biến đến mức nhắc đến là ai cũng biết. Nó được sử dụng để chia sẻ hầu hết mọi loại tập tin với tốc độ cao thông qua việc cắt nhỏ file thành nhiều phần để download đồng thời từ nhiều người khác nhau. Cohen từng cho biết rằng anh đã bắt đầu lập trình bằng ngôn ngữ BASIC từ khi mới 5 tuổi, và anh cũng rất có hứng thú với những vấn đề toán học. Hiện Cohen có một trang blog cá nhân nơi anh thường thảo luận về các thuật toán, hệ thống tiền tệ, ma trận và nhiều thứ khác.

Bitorrent.

8. Brenden Eich - phát minh JavaScript<br /
Eich là một kĩ sư người Mỹ, người đã tạo ra ngôn ngữ JavaScript vô cùng phổ biến trong thế giới web hiện đại. Hiện tại nếu bạn tắt JavaScript đi thiều rất rất nhiều website cũng như ứng dụng nền web sẽ không thể chạy được. Ông cũng chính là người đồng sáng lập dự án Mozilla, Hiệp hội Mozilla và sau đó là Tập đoàn Mozilla. Eich cũng từng làm ở vị trí giám đốc kĩ thuật cho Mozilla, sau đó lên chức CEO nhưng chỉ được một thời gian ngắn vì vụ scandal liên quan đến chuyện ông từng góp 1000$ cho một quỹ hôn nhân đồng tính.

Brendan-Eich.

9. Marissa Mayer - lập trình viên Google, CEO hiện tại của Yahoo

Nữ CEO tài giỏi, xinh đẹp của Yahoo cũng chính là một trong những kĩ sư đầu tiên của Google (cũng là nhân viên thứ 20 của công ty). Bà đã có công lớn trong việc tạo ra giao diện đơn giản, dễ dùng của trang chủ Google Search mà chúng ta đã quá quen thuộc. Nhờ vào sự kĩ tính của mình mà Mayer đã được thăng chức thành quản lý sản phẩm, về sau là giám đốc bộ phận sản phẩm Web tiêu dùng của Google. Đến tháng 7/2012, Mayer về với đội của Yahoo và bà vẫn đang tiếp tục lãnh đạo công ty vượt qua thời kì khó khăn bằng cách đưa ra nhiều sản phẩm di động chất lượng cao.

Năm 2014, Mayer được tạp chính Fortune xếp hạng thứ 16 trong số những nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới. Bà không chỉ có tài năng lãnh đạo, sự nhạy bén về mặt công nghệ mà còn biết đàn piano, múa ballet, những môn đã dạy cho bà về "khả năng đánh giá nhiều chiều, kỉ luật và sự tự tin".

Marissa-Mayer-Yahoo-001.

10. Sir Tim Berners-Lee - người phát minh giao thức HTTP

Sir Timothy John "Tim" Berners-Lee, còn được biết đến với nickname TimBL, là một nhà khoa học máy tính người Anh, là một trong những người đã phát minh ra World Wide Web. Ông cũng là người đầu tiên triển khai thành công giao thức Hypertext Transfer Protocol (HTTP) để giúp truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và máy khách, một thành phần cực kì quan trọng để kiến tạo nên thế giới web ngày nay. TimBL cùng đội ngũ của mình cũng là những người đặt nền móng đầu tiên cho HTML. Tên của ông có chữ "Sir" bởi vì vào năm 2004, Berners-Lee đã được phong tước bởi Nữ hoàng Elizabeth II vì những đóng góp của mình cho thế giới công nghệ.

Hiện Berners-Lee đã 60 tuổi nhưng vẫn đang giữ chức giám đốc của Hiệp hội Word Wide Web chuyên giám sát và phát triển các công nghệ web. Ông cũng tham gia làm giám đốc và nhà tư vấn cho nhiều hiệp hội, công ty công nghệ khác.

Sir_Tim_Berners-Lee.
Tag : ,

5 cách để bạn có thể tự tin

5 cách để trở nên tự tin

Người ta thường nói: Tự tin là dành được 50% thành công, vì thế, tự tin là điều hết sức cần thiết để mỗi con người có thể dành được thành công trong cuộc sống, sự nghiệp... Có thể nói, tự tin có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào chính bản thân mình, tin vào sự lựa chọn của chính mình, hài lòng với những thành quả và mối quan hệ mình đạt được.

Sau đây là 5 cách để bạn có thể tự tin hơn trong mọi tình huống:

1.
 Hãy vận động:

Bạn nên chịu khó thả bộ. Bạn cũng có thể đạp xe và làm việc cho đến khi toát mồ hôi. Tập các bài tập cho não và phổi, điều này sẽ làm tăng sức mạnh thể lực, xóa bỏ mọi nỗi tức giận và khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy mình dồi dào sinh lực, làm việc hiệu quả tự tin. Không có gì tuyệt vời hơn khi thấy bạn trong dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh hồng hào. Hãy ra khỏi ghế ngồi và tỏ ra năng động, mạnh mẽ.

2.
 Hãy quan tâm đến hình thức:

Mọi người thường để ý đến điều này đầu tiên. Những gì bạn mặc đều thể hiện tính cách, sở thích, phong thái của bạn. Nếu bạn ăn mặc kệch cỡm, không thích hợp, đồng nghiệp sẽ đánh giá thấp bạn. Khi bạn để ý đến cách ăn mặc, bạn nên tự hỏi mình muốn mọi người hiểu mình là người như thế nào? mình muốn gây ấn tượng với những người nào? Chúng ta đang đề cập đến văn hóa thời trang hay chỉ là nhiều bộ quần áo kiểu cách; chúng ta đang muốn nói đến tính hiệu quả, sự phù hợp trong môi trường nhất định.

- Vậy các bạn nên lưu tâm đến 4 nhân tố sau:

+ Sự phù hợp: Dù bạn là ai thì bạn nên nhớ là cách ăn mặc của bạn cần phải luôn phù hợp với môi trường hoạt động.

+ Sạch sẽ: Hãy thận trọng với những loại máy giặt vì chúng có thể làm hỏng quần áo của bạn mà không biết. Hãy chú ý đến sự sạch sẽ gọn gàng, tránh quần áo tuột chỉ, hay quên cài cúc...

+ Giầy dép: Nên nhớ rằng mọi người đều rất để ý đến giày dép vì một lẽ họ hay nhìn xuống và hay lo lắng. Vậy bạn hãy luôn giữ cho đôi giày của mình sáng bóng, sạch sẽ.

+ Hãy luôn mỉm cười: Nụ cười tươi bừng sáng trên khuôn mặt sẽ làm cho chính bạn dễ chịu và làm cho người khác thoải mái, vui vẻ.

3.
 Hít thở:

Cần phải biết giữ gìn và tự kìm nén, nín thở khi cần thiết. Hãy học cách hít thở sâu, điều này cần thiết để giúp bạn bình tĩnh, kiềm chế những cơn nóng giận. Hít thật sâu trong lồng ngực, đây là cái thở từ dạ dày.

4.
 Sống nguyên tắc:

Giữ vững quan điểm của mình. Hãy đúng giờ và biết lo lắng đến trách nhiệm hiện tại. Không theo đuổi một mục đích không rõ ràng mà phải biết nhận thức và nắm cơ hội. Nhớ rằng mọi nguyên tắc đều có tác động rất lớn với các quan hệ nghề nghiệp (chuyên môn) cũng như các quan hệ cá nhân của bạn.

5.
 Cho và nhận:

Hãy cho những gì bạn muốn nhận. Nếu bạn muốn được tôn trọng và yêu quý, hãy tôn trọng và yêu quý mọi người. Nếu bạn muốn thành công thì hãy giúp người khác thành công. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn hãy cứ vui vẻ đi, hãy mở lòng mình, hãy tự công nhận những thành công của mình, hãy tự tạo ra niềm vui để tự tận hưởng niềm vui ấy. Bạn hãy luôn tự nhủ về công việc những việc này thật sẽ chẳng có gì là không thể làm được.

Những người tự tin nhất là những người sống đơn giản. Họ luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa.

Tag : ,

Đừng lấy chồng làm kỹ sư IT ?

Đừng lấy chồng làm kỹ sư IT 

Hãy nghe một đoạn đối thoại giữa vợ chồng tôi, rồi bạn tự quyết định.

Chồng: Anh log in (vào phòng) rồi.

Vợ: Anh yêu, ăn một ít khoai tay chiên nhé?

Chồng: Hard disk full. (Ổ cứng đầy rồi).

Vợ: À, anh đã mua cho em cái váy đỏ đó chưa?

Chồng: Bad command or file name (Câu lệnh/tên tệp sai).

Vợ: Ôi, nhưng em đã nói với anh về chuyện này từ sáng cơ mà.

Chồng: Erroneous syntax, abort, retry. (Cú pháp sai: Loại bỏ hay Thử lại?)

Vợ: Trời đất ơi, thôi ngay cái kiểu đó đi. Lương tháng này của anh đâu?

Chồng: File in use, read only, try after some time. (Tập tin đang được sử dụng, chỉ đọc không chỉnh sửa. Vào lại sau một thời gian nữa)

Vợ: Thôi, ít nhất là đưa thẻ rút tiền của anh đây. Em có thể tự đi mua.

Chồng: Sharing violation, access denied. (Vi phạm quyền chia sẻ tập tin. Truy cập bị từ chối).

Vợ: Huhu, tôi đã lầm khi cưới anh.

Chồng: Data type mismatch (kiểu dữ liệu không phù hợp).

Vợ: Anh là đồ vô tích sự.

Chồng: By default. (Mặc định thế rồi).

Vợ: Ai ở trong xe của anh sáng nay?

Chồng: System unstable press ctrl, alt, del to Reboot. (Hệ thống không ổn định. Nhấn Ctrl_Alt_Del để khởi động lại).

Vợ: Nói đi. Anh và cô tiếp viên đó như thế nào?

Chồng: The only user with write permission (Người sử dụng duy nhất có quyền chỉnh sửa).

Vợ: Trời ơi, vậy tôi có ý nghĩa gì trong đời anh chứ?

Chồng: Unknown virus detected. (Virus chưa xác định được phát hiện)

Vợ: Thôi đi. Anh yêu tôi hay yêu cái máy tính hả?

Chồng: Too many parameters. (Quá nhiều tham số).

Vợ: Tôi sẽ về nhà mẹ đẻ tôi.

Chồng: Program performed illegal operation, it will close. (Chương trình thực hiện sai, cần đóng lại).

Vợ: Không, tôi sẽ từ bỏ anh mãi mãi.

Chồng: Close all programs. (Đóng các chương trình lại đi).

Vợ: Nói chuyện với anh thật vô ích.

Chồng: Shut down the computer (Tắt máy tính (của cô) đi).

Vợ: Đừng quá đáng quá. It"s now safe to turn off your computer. (Bây giờ còn là lúc an toàn để anh tắt máy tính của anh đi).

Tag : ,

- Copyright © HỌC LẬP TRÌNH ANDROID - Skyblue - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -